LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE
CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF WRITER’S VIEWPOINT” HIỆU QUẢ
Xem thêm:
Chiến lược làm bài dạng “PARAGRAPH SELECTION CONTAINING SPECIFIC INFORMATION” hiệu quả
Chiến lược làm bài dạng “SUMMARY COMPLETION” hiệu quả
Chiến lược làm bài dạng “SUMMARY COMPLETION WITH CUE WORDS IN A BOX” hiệu quả
1/ Mô tả dạng bài thi dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF WRITER’S VIEWPOINT”
– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi ý tác giả (Writer’s viewpoint questions)”.
– Bài thi đọc hiểu IELTS học thuật dạng “Chọn câu trắc nghiệm chứa ý chính của cả tác giả” sẽ gồm một bài đoc chứa một số các đoạn văn và sau cùng có một câu hỏi trắc nghiệm gồm 03 hoặc 04 lựa chọn về nội dung chính của cả bài đọc gồm tất cả các đoạn văn này hoặc câu hỏi trắc nghiệm sẽ chỉ tập trung vào ý chính của tác giả cho một hoặc một số đoạn cụ thể nào đó. Người đọc được yêu cầu chọn đáp án thích hợp nêu bật ý chính của tác giả trong cả bài đọc hoặc chỉ trong một hoặc một số đoạn văn cụ thể được nêu.
2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng
– Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng phát hiện ra ý chính của tác giả trong cả bài đọc hoặc trong một đoạn văn cụ thể trong bài, cùng với việc hiểu và tập hợp các ý chi tiết trong đoạn và tóm tắt/khái quát được ý chính của các đoạn trong tổng thể cả bài đọc để có được ý chính cho cả bài.
3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF WRITER’S VIEWPOINT” HIỆU QUẢ
– Đọc các phần tựa bài, tiêu đề, tiêu đề phụ của cả bài đọc và của các đoạn văn => xác định các key words để nắm được ý kiến, quan điểm sơ bộ trong các đoạn văn trong bài đọc và ý chính của người viết trong cả bài đọc.
– Đọc đoạn văn đầu tiên xác định ý chính của tác giả trong cả đoạn và vì đoạn văn này thường là đoạn giới thiệu về nội dung mà cả bài đọc sẽ triển khai trong tất cả các đoạn sau, nó thường được dùng làm căn cứ đối chiếu cho các lựa chọn để rút ra đáp án đúng.
– Đọc đoạn văn cuối cùng xác định ý chính của tác giả trong cả đoạn và vì đoạn văn này thường là đoạn kết thúc, rút ra kết luận, đúc kết về nội dung, nhận định của tác giả đã nêu lên trong bài đọc, nó thường được dùng làm căn cứ đối chiếu cho các lựa chọn để rút ra đáp án đúng cùng với đoạn đầu.
– So sánh và đối chiếu ý chính của tác giả trong các đoạn văn và cả bài đọc với từng lựa chọn để chọn đáp án thích hợp nhất.
– Viết ngay câu trả lời vào quyển đề thi.
4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF WRITER’S VIEWPOINT”
– Dù đây là dạng bài thi đọc hiểu IELTS chỉ có độ khó trung bình nhưng các sai sót có thể xảy ra làm cho thí sinh chọn sai hoặc tiêu tốn quá nhiều thời gian như:
- Chọn đáp án có từ giống hệt như từ vựng trong các đoạn văn hoặc bài đọc: thí sinh cần biết rằng các câu hỏi và nội dung đáp án trong bài đọc có mối quan hệ paraphrasing hơn là việc lặp lại cùng một từ vựng cụ thể, đặc biệt trong loại đề thi hỏi ý chính/ ý tổng quát này. Do đó việc chọn 01 đáp án là tiêu đề có từ giống hệt từ trong đoạn văn đang đọc sẽ có tỷ lệ sai rất cao.
- Không nhận ra ý chính bao quát của tác giả mà chọn đáp án có nội dung là một ý chi tiết trong đoạn.
- Mất quá nhiều thời gian đọc kỹ từng từ và thông tin chi tiết trong cả bài đọc thay vì chỉ đọc lướt lấy ý chính của đoạn đầu và cuối.
5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Multiple-choice questions of writer’s viewpoint” và đáp án.
SIMULATION QUESTION:
The meaning and power of smell
The sense of smell, or olfaction, is powerful. Odours affect us on a physical, psychological and social level. For the most part, however, we breathe in the aromas which surround us without being consciously aware of their importance to us. It is only when the faculty of smell is impaired for some reason that we begin to realise the essential role the sense of smell plays in our sense of well-being
A A survey conducted by Anthony Synott at Montreal’s Concordia University asked participants to comment on how important smell was to them in their lives. It became apparent that smell can evoke strong emotional responses. A scent associated with a good experience can bring a rush of joy, while a foul odour or one associated with a bad memory may make us grimace with disgust. Respondents to the survey noted that many of their olfactory likes and dislikes were based on emotional associations. Such associations can be powerful enough so that odours that we would generally label unpleasant become agreeable, and those that we would generally consider fragrant become disagreeable for particular individuals. The perception of smell, therefore, consists not only of the sensation of the odours themselves, but of the experiences and emotions associated with them.
B Odours are also essential cues in social bonding. One respondent to the survey believed that there is no true emotional bonding without touching and smelling a loved one. In fact, infants recognise the odours of their mothers soon after birth and adults can often identify their children or spouses by scent. In one well-known test, women and men were able to distinguish by smell alone clothing worn by their marriage partners from similar clothing worn by other people. Most of the subjects would probably never have given much thought to odour as a cue for identifying family members before being involved in the test, but as the experiment revealed, even when not consciously considered, smells register.
C In spite of its importance to our emotional and sensory lives, smell is probably the most undervalued sense in many cultures. The reason often given for the low regard in which smell is held is that, in comparison with its importance among animals, the human sense of smell is feeble and undeveloped. While it is true that the olfactory powers of humans are nothing like as fine as those possessed by certain animals, they are still remarkably acute. Our noses are able to recognise thousands of smells, and to perceive odours which are present only in extremely small quantities.
D Smell, however, is a highly elusive phenomenon. Odours, unlike colours, for instance, cannot be named in many languages because the specific vocabulary simply doesn’t exist. ‘It smells like . . . ,’ we have to say when describing an odour, struggling to express our olfactory experience. Nor can odours be recorded: there is no effective way to either capture or store them over time. In the realm of olfaction, we must make do with descriptions and recollections. This has implications for olfactory research.
E Most of the research on smell undertaken to date has been of a physical scientific nature. Significant advances have been made in the understanding of the biological and chemical nature of olfaction, but many fundamental questions have yet to be answered. Researchers have still to decide whether smell is one sense or two – one responding to odours proper and the other registering odourless chemicals in the air. Other unanswered questions are whether the nose is the only part of the body affected by odours, and how smells can be measured objectively given the nonphysical components. Questions like these mean that interest in the psychology of smell is inevitably set to play an increasingly important role for researchers.
F However, smell is not simply a biological and psychological phenomenon. Smell is cultural, hence it is a social and historical phenomenon. Odours are invested with cultural values: smells that are considered to be offensive in some cultures may be perfectly acceptable in others. Therefore, our sense of smell is a means of, and model for, interacting with the world. Different smells can provide us with intimate and emotionally charged experiences and the value that we attach to these experiences is interiorised by the members of society in a deeply personal way. Importantly, our commonly held feelings about smells can help distinguish us from other cultures. The study of the cultural history of smell is, therefore, in a very real sense, an investigation into the essence of human culture.
Questions 1-4
Choose the correct letter, A, B, C or D.
Write the correct letter in boxes 1-4 on your answer sheet.
1 According to the introduction, we become aware of the importance of smell when
A we discover a new smell.
B we experience a powerful smell.
C our ability to smell is damaged.
D we are surrounded by odours.
2 The experiment described in paragraph B
A shows how we make use of smell without realising it.
B demonstrates that family members have a similar smell.
C proves that a sense of smell is learnt.
D compares the sense of smell in males and females.
3 What is the writer doing in paragraph C?
A supporting other research
B making a proposal
C rejecting a common belief
D describing limitations
4 What does the writer suggest about the study of smell in the atmosphere in paragraph E?
A The measurement of smell is becoming more accurate.
B Researchers believe smell is a purely physical reaction.
C Most smells are inoffensive.
D Smell is yet to be defined.
ANSWER KEY
Q. | ANSWER | EXPLANATION |
1 | C | – Đoạn giới thiệu, câu cuối cùng: “It is only when the faculty of smell is impaired for some reason that we begin to realise the essential role the sense of smell plays in our sense of well-being”. |
2 | A | – Đoạn B, câu cuối cùng: “Most of the subjects would probably never have given much thought to odour as a cue for identifying family members before being involved in the test, but as experiment revealed, even when not consciously considered, smells register.” |
3 | C | – Đoạn C, câu thứ 02 và câu thứ 03:
+ “The reason often given for the low regard…” + “While it is true that the olfactory powers of humans are nothing like as fine as those possessed by certain animals, they are still remarkably acute.” |
4 | D | – Đoạn E, câu thứ 03: “Researchers have still to decide whether smell is one sense or two – one responding to odours proper and the other registering odourless chemicals in the air.” |
Chúc các em có kết quả thi như ý!
IELTS Đa Minh