LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE
CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MATCHING SENTENCE ENDINGS” HIỆU QUẢ
Xem thêm:
Chiến lược làm bài dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF PASSAGE MAIN POINTS” hiệu quả
Chiến lược làm bài dạng “YES/ NO/ NOT GIVEN” hiệu quả
Chiến lược làm bài dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS OF WRITER’S VIEWPOINT” hiệu quả
1/ Mô tả dạng bài thi dạng “MATCHING SENTENCE ENDINGS”
– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi chi tiết (Detail/specific information)”.
-Bài thi đọc hiểu IELTS dạng “Ghép phần đầu và phần đuôi phù hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh” rất thường xuất hiện trong bài thi đọc hiểu IELTS học thuật và được coi là 01 trong các dạng đề thi chủ lực không thể thiếu cho tất cả các bài thi đọc hiểu IELTS. Đây là loại câu hỏi khá khó vì đòi hỏi khả năng hiểu rõ các thông tin chi tiết trong các phần đầu và đuôi câu hỏi cùng với việc đối chiếu các thông tin này với các chi tiết trong bài đọc để chọn phần ghép vào phù hợp nhất. Sẽ khá mất thời gian cho loại câu này.
– Đề thi sẽ gồm một số câu có phần đầu chứa các thông tin và một loạt lựa chọn là các phần còn lại chứa các thông tin phù hợp tiếp theo của các câu này. Số lượng các lựa chọn có thể bằng hoặc nhiều hơn số câu cần ghép. Người đọc được yêu cầu điền mẫu tự (A, B, C, D…) đại diện cho phần đuôi phù hợp với phần đầu của câu vào tờ trả lời.
– Trong loại đề thi này, thứ tự câu hỏi và thứ tự các câu trả lời xuất hiện trong bài đọc sẽ được xắp xếp theo thứ tự tương đồng nhau.
2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng
– Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng hiểu rõ nội dung chính trong các phần đầu và phần đuôi câu hỏi cùng với việc xác nhận được các nội dung chi tiết trong bài đọc hiểu tương ứng với các phần này để ghép chúng lại cho phù hợp.
– Thí sinh cần có kỹ năng xác định đúng các key words trong các phần đầu và đuôi câu hỏi, tìm được chúng trong bài đọc và các từ có liên quan với các key words này giúp xác định đúng mạch thông tin trong bài đọc để ghép chúng lại với nhau. Để viết được đáp án đúng, người đọc cũng cần có kỹ năng nhận dạng đúng chức năng ngữ pháp và từ loại của nội dung cần tìm.
– Đề thi thường tập trung vào các thông tin và dữ liệu chi tiết (facts and details) trong bài đọc.
3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “MATCHING SENTENCE ENDINGS” HIỆU QUẢ
– Đọc kỹ các phần đầu câu hỏi và xác định các key words cần tìm trong bài đọc. Cần gạch dưới hoặc khoanh tròn các từ chính để dễ tập trung hơn trong quá trình đối chiếu thông tin với bài đọc.
– Đọc kỹ các phần đuôi gợi ý, xác định các key words trong các phần này và đánh giá sơ bộ về tính logic và độ phù hợp của các thông tin trong phần đuôi này và phần đầu nêu trên.
– Dự đoán trước các cặp có thể ghép với nhau dựa vào thông tin trong các key words của chúng và các cấu trúc ngữ pháp phù hợp nhất.
– Tiến hành đọc bài đọc:
+ Chỉ lấy các key words trong phần đầu câu hỏi để scan xác định vị trí của chúng trong bài.
+ Khi tìm được các key words này, đọc các thông tin xung quanh chúng và xác định các từ mang ý chính trong mạch thông tin kèm theo.
+ Đem các từ mang ý chính này đối chiếu với các key words trong các phần đuôi còn lại và xét về sự hòa hợp chức năng ngữ pháp để lựa chọn đáp án phù hợp nhất.
– Kiểm tra các yếu tố từ loại, ngữ pháp của đáp án cho phù hợp.
– Viết ngay câu trả lời vào quyển đề thi.
4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “MATCHING SENTENCE ENDINGS”
– Vì đây là loại câu hỏi khó, các sai sót do thiếu cẩn trọng và sai quy trình làm bài vẫn xảy ra làm cho thí sinh mất điểm như:
- Mất quá nhiều thời gian cho việc đọc hiểu các phần đầu và phần đuôi thay vì chỉ cần xác định các key words của chúng.
- Ghép các phần sai ngữ pháp (không hòa hợp về cấu trúc Chủ-Vị và Thì của động từ, ghép sai sự kết hợp về từ loại và vị trí)
- Đọc và dịch tất cả thông tin thay vì chỉ đọc lướt tìm key words và các từ có liên quan.
5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Matching sentence endings” và đáp án.
SIMULATION QUESTION:
TELEPHATHY
Can human beings communicate by thought alone? For more than a century the issue of telepathy has divided the scientific community, and even today it still sparks bitter controversy among top academics
1/ Since the 1970s, parapsychologists at leading universities and research institutes around the world have risked the derision of sceptical colleagues by putting the various claims for telepathy to the test in dozens of rigorous scientific studies. The results and their implications are dividing even the researchers who uncovered them.
2/ Some researchers say the results constitute compelling evidence that telepathy is genuine. Other parapsychologists believe the field is on the brink of collapse, having tried to produce definitive scientific proof and failed. Sceptics and advocates alike do concur on one issue, however: that the most impressive evidence so far has come from the so-called ‘ganzfeld’ experiments, a German term that means ‘whole field’. Reports of telepathic experiences had by people during meditation led parapsychologists to suspect that telepathy might involve ‘signals’ passing between people that were so faint that they were usually swamped by normal brain activity. In this case, such signals might be more easily detected by those experiencing meditation-like tranquillity in a relaxing ‘whole field’ of light, sound and warmth.
3/ The ganzfeld experiment tries to recreate these conditions with participants sitting in soft reclining chairs in a sealed room, listening to relaxing sounds while their eyes are covered with special filters letting in only soft pink light. In early ganzfeld experiments, the telepathy test involved identification of a picture chosen from a random selection of four taken from a large image bank. The idea was that a person acting as a ‘sender’ would attempt to beam the image over to the ‘receiver’ relaxing in the sealed room. Once the session was over, this person was asked to identify which of the four images had been used. Random guessing would give a hit-rate of 25 per cent; if telepathy is real, however, the hit-rate would be higher. In 1982, the results from the first ganzfeld studies were analysed by one of its pioneers, the American parapsychologist Charles Honorton. They pointed to typical hit-rates of better than 30 per cent – a small effect, but one which statistical tests suggested could not be put down to chance.
4/ The implication was that the ganzfeld method had revealed real evidence for telepathy. But there was a crucial flaw in this argument – one routinely overlooked in more conventional areas of science. Just because chance had been ruled out as an explanation did not prove telepathy must exist; there were many other ways of getting positiveresults. These ranged from ‘sensory leakage’ – where clues about the pictures accidentally reach the receiver – to outright fraud. In response, the researchers issued a review of all the ganzfeld studies done up to 1985 to show that 80 per cent had found statistically significant evidence. However, they also agreed that there were still too many problems in the experiments which could lead to positive results, and they drew up a list demanding new standards for future research.
5/ After this, many researchers switched to autoganzfeld tests – an automated variant of the technique which used computers to perform many of the key tasks such as the random selection of images. By minimising human involvement, the idea was to minimise the risk of flawed results. In 1987, results from hundreds of autoganzfeld tests were studied by Honorton in a ‘meta-analysis’, a statistical technique for finding the overall results from a set of studies. Though less compelling than before, the outcome was still impressive.
6/ Yet some parapsychologists remain disturbed by the lack of consistency between individual ganzfeld studies. Defenders of telepathy point out that demanding impressive evidence from every study ignores one basic statistical fact: it takes large samples to detect small effects. If, as current results suggest, telepathy produces hit-rates only marginally above the 25 per cent expected by chance, it’s unlikely to be detected by a typical ganzfeld study involving around 40 people: the group is just not big enough. Only when many studies are combined in a meta-analysis will the faint signal of telepathy really become apparent. And that is what researchers do seem to be finding.
7/ What they are certainly not finding, however, is any change in attitude of mainstream scientists: most still totally reject the very idea of telepathy. The problem stems at least in part from the lack of any plausible mechanism for telepathy.
8/ Various theories have been put forward, many focusing on esoteric ideas from theoretical physics. They include ‘quantum entanglement’, in which events affecting one group of atoms instantly affect another group, no matter how/ far apart they may be. While physicists have demonstrated entanglement with specially prepared atoms, no-one knows if it also exists between atoms making up human minds. Answering such questions would transform parapsychology. This has prompted some researchers to argue that the future lies not in collecting more evidence for telepathy, but in probing possible mechanisms. Some work has begun already, with researchers trying to identify people who are particularly successful in autoganzfeld trials. Early results show that creative and artistic people do much better than average: in one study at the University of Edinburgh, musicians achieved a hit-rate of 56 per cent. Perhaps more tests like these will eventually give the researchers the evidence they are seeking and strengthen the case for the existence of telepathy.
Questions 1-4
Complete each sentence with the correct ending, A-G, below.
Write the correct letter, A-G, in boxes 1-4 on your answer sheet.
1 Researchers with differing attitudes towards telepathy agree on
2 Reports of experiences during meditation indicated
3 Attitudes to parapsychology would alter drastically with
4 Recent autoganzfeld trials suggest that success rates wil
A the discovery of a mechanism for telepathy. B the need to create a suitable environment for telepathy. C their claims of a high success rate. D a solution to the problem posed by random guessing. E the significance of the ganzfeld experiments. F a more careful selection of subjects. G a need to keep altering conditions. |
ANSWER KEY
Q. | ANSWER | EXPLANATION |
1 | E
|
– Đoạn 2, câu thứ 03: “Sceptics and advocates alike do concur on one issue, however: that the most impressive evidence so far has come from the so-called ‘ganzfeld’ experiments”. |
2 | B | – Đoạn 2, câu liền trước câu cuối và câu cuối:
+ “Reports of telepathic experiences had by people during meditation” + “In this case, such signals might be more easily detected by those experiencing meditation-like tranquillity in a relaxing ‘whole field’ of light, sound and warmth.” |
3 | A | – Đoạn 7, câu 01 và câu 02:
+ “most still totally reject the very idea of telepathy.” + “The problem stems at least in part from the lack of any plausible mechanism for telepathy.” |
4 | F | – Đoạn 8, câu thứ 02 và 03 từ cuối đếm lên:
+ “Some work has begun already, with researchers trying to identify people who are particularly successful in autoganzfeld trails.” + “Early resutls show that creative and artistic people do much better than average”. |
Chúc các em có kết quả thi như ý!
IELTS Đa Minh