CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS” HIỆU QUẢ

LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE

CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS” HIỆU QUẢ

Xem thêm:

Chiến lược làm bài dạng “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “TABLE COMPLETION” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “GAP-FILLING –SENTENCE COMPLETION” hiệu quả

1/ Mô tả dạng bài thi dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS”

– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi chi tiết (Detail/specific information)” 

– Bài thi đọc hiểu IELTS học thuật dạng “Chọn câu trắc nghiệm về thông tin chi tiết của một số đoạn văn trong bài đọc” sẽ gồm một bài đoc chứa một số các đoạn văn và một số câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu sẽ chứa một phần thông tin chính hoặc một câu hỏi cụ thể cần trả lời và phần chọn lựa từ 03 hoặc 04 options. Người đọc được yêu cầu chọn lựa chọn thích hợp nhất là thông tin gắn liền với phần nội dung được nêu trong câu hỏi đề bài hoặc là nội dung trả lời cho câu hỏi đề bài.

– Đây là loại đề thi có độ khó từ trung bình cho đến khá khó tùy vào lượng thông tin và từ vựng cần tương tác trong các câu hỏi và bài đọc. Loại đề thi này rất thường xuất hiện trong kỳ thi IELTS reading học thuật và được coi là 01 trong các dạng đề thi chủ lực không thể thiếu cho tất cả các bài thi đọc hiểu IELTS.

– Trong loại đề thi này, thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm và vị trí xuất hiện các đáp án trong bài đọc được xắp xếp theo thứ tự tương đồng nhau.

 

2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng

– Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng hiểu rõ các nội dung chính trong câu hỏi và các ý chi tiết trong các phần lựa chọn trong mối tương quan với nội dung chính hoặc chi tiết được nêu trong bài đọc. Đề thi thường tập trung vào các thông tin và dữ liệu chi tiết (facts and details) trong bài đọc.

– Người nghe cần có kỹ năng xác định đúng các key words và hiểu rõ các nội dung chính của cả câu hỏi, các phần lựa chọn bên dưới và cả các ý chính tương quan trong bài đọc. Do đó khối lượng từ vựng và thông tin cần đọc hiểu sẽ tăng lên nhiều so với các loại câu hỏi khác.

 

3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS” HIỆU QUẢ

* Các kiểu thiết kế dành cho các lựa chọn trong bài thi trắc nghiệm:

– Đáp án đúng: Kiểu lựa chọn hoàn toàn phù hợp với nội dung chi tiết trong bài được paraphrase lại, không dùng các từ giống với từ trong bài đọc.

– Các đáp án sai:

+ Kiểu lựa chọn dùng từ giống hệt như từ trong bài đọc nhưng được thêm vào một thông tin sai.

+ Kiểu lựa chọn có nội dung hoàn toàn không có thông tin nào được đề cập trong bài đọc.

+ Kiểu lựa chọn cùng bàn đến nội dung đề cập trong bài nhưng được paraphrase lại làm cho ý nghĩa khác với chi tiết trong bài.

– Đọc kỹ phần hướng dẫn trả lời và câu trả lời mẫu để có được đáp án đúng về cả nội dung và hình thức.

– Hãy tranh thủ thời gian xác định các key words trong câu hỏi vì thí sinh sẽ phải đọc khá nhiều so với các dạng còn lại, hãy gạch dưới hoặc khoanh tròn các key words là các từ chính trong cả phần câu hỏi, câu gốc gợi ý chưa hoàn chỉnh và trong các phần lựa chọn.

– Trong khi đọc hãy xác định các chủ điểm nội dung của từng câu hỏi và các lựa chọn của chúng cũng như các từ loại và ngữ pháp chính trong các câu này.

– Trong khi đọc bài đọc hiểu hãy áp dụng phương pháp loại bỏ các lựa chọn không phù hợp là các câu không hợp lý về bối cảnh hoặc bị loại bởi sự phủ định các key words trong câu hỏi và bài nghe.

– Chú ý các từ quan trọng như “all, only, or, each, every” ,“and, both” , “more, most, less, least”, “always, never” vì chúng có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa thậm chí đổi hoàn toàn ý nghĩa của lựa chọn.

– Chú ý các hình thức ngữ pháp như “So sánh, câu bị động, các từ nối, chủ ngữ tân ngữ số ít, số nhiều, thì của động từ”

– Nếu câu hỏi và câu trả lời là các câu dài, hãy chia thành các phần chứa các ý chính và key words để đối chiếu với các từ chính có liên quan trong bài đọc và đáp án được chọn phải thỏa mãn tất cả các ý chính và key words này.

– Áp dụng phương pháp loại suy để chọn đáp án đúng là câu trả lời còn lại.

– Phải chú ý vào các sự xác nhận hay phủ nhận thông tin trong bài đọc để quyết định chọn câu trả lời phù hợp.

– Cố gắng tập trung vào trả lời ít nhất 02 câu hỏi mỗi lần (nhất là khi các câu hỏi có số từ và thông tin ít) để tránh lạc mất vị trí key words trong bài đọc gây mất thời gian làm ảnh hưởng đến tất cả các câu sau.

* Gợi ý chọn lựa: khi không thể xác định được rõ thông tin và từ chính cho đáp án đúng trong bài đọc: (gợi ý chỉ mang tính tham khảo)

+Nếu có câu lựa chọn kiểu “Cả hai /tất cả đều đúng” hoặc “Cả hai/ tất cả đều sai” thì có thể chọn câu này.

 

4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS” 

– Đây là các lỗi dẫn đến kết quả kém trong bài thi đọc hiểu IELTS Học thuật dạng Multiple Choice Questions:

  • Không xác định đúng các thông tin chính và key words trong câu hỏi và các phần options dẫn đến scan sai hoặc thiếu thông tin không tìm được đáp án.
  • Cố gắng nghe và chọn các đáp án có chứa từ giống hệt như từ vừa nghe trong bài đọc.
  • Tiếp tục đắn đo cho câu vừa đọc làm mất nhiều thời gian thay vì ra quyết định nhanh chóng và chuyển sang câu mới.
  • Không bám vào các key words và thông tin chính cần đối chiếu mà dựa vào đọc – dịch nghĩa của tất cả các từ và thông tin.

 

  • Khi đã lựa chọn được một câu trả lời trong số các lựa chọn, thí sinh vẫn phải đọc hết phần nội dung dành cho câu hỏi này đề phòng các yếu tố thay đổi lựa chọn trong bài sẽ xuất hiện sau đó ví dụ từ “but”.
  • Dù không xác định được rõ câu trả lời vẫn phải chọn ngay một đáp án không được để trống bất cứ câu trả lời nào. Việc chừa trống câu trả lời đồng nghĩa với cơ hội đúng 0%.

 

5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Multiple-choice questions” và đáp án.

 

SIMULATION QUESTION:

 

LAND OF THE RISING SUM

A      Japan has a significantly better record in terms of average mathematical attainment than England and Wales. Large sample international comparisons of pupils’ attainments since the 1960s have established that not only did Japanese pupils at age 13 have better scores of average attainment, but there was also a larger proportion of ‘low’ attainers in England, where, incidentally, the variation in attainment scores was much greater. The percentage of Gross National Product spent on education is reasonably similar in the two countries, so how is this higher and more consistent attainment in maths achieved?

B      Lower secondary schools in Japan cover three school years, from the seventh grade (age 13) to the ninth grade (age 15). Virtually all pupils at this stage attend state schools: only 3 per cent are in the private sector. Schools are usually modem in design, set well back from the road and spacious inside. Classrooms are large and pupils sit at single desks in rows. Lessons last for a standardised 50 minutes and are always followed by a 10-minute break, which gives the pupils a chance to let off steam. Teachers begin with a formal address and mutual bowing, and then concentrate on whole-class teaching.

Classes are large – usually about 40 – and are unstreamed. Pupils stay in the same class for all lessons throughout the school and develop considerable class identity and loyalty. Pupils attend the school in their own neighbourhood, which in theory removes ranking by school. In practice in Tokyo, because of the relative concentration of schools, there is some competition to get into the ‘better’ school in a particular area.

C      Traditional ways of teaching form the basis of the lesson and the remarkably quiet classes take their own notes of the points made and the examples demonstrated. Everyone has their own copy of the textbook supplied by the central education authority, Monbusho, as part of the concept of free compulsory education up to the age of 15. These textbooks are, on the whole, small, presumably inexpensive to produce, but well set out and logically developed. (One teacher was particularly keen to introduce colour and pictures into maths textbooks: he felt this would make them more accessible to pupils brought up in a cartoon culture.) Besides approving textbooks, Monbusho also decides the highly centralised national curriculum and how it is to be delivered.

D      Lessons all follow the same pattern. At the beginning, the pupils put solutions to the homework on the board, then the teachers comment, correct or elaborate as necessary. Pupils mark their own homework: this is an important principle in Japanese schooling as it enables pupils to see where and why they made a mistake, so that these can be avoided in future. No one minds mistakes or ignorance as long as you are prepared to learn from them.

After the homework has been discussed, the teacher explains the topic of the lesson, slowly and with a lot of repetition and elaboration. Examples are demonstrated on the board; questions from the textbook are worked through first with the class, and then the class is set questions from the textbook to do individually. Only rarely are supplementary worksheets distributed in a maths class. The impression is that the logical nature of the textbooks and their comprehensive coverage of different types of examples, combined with the relative homogeneity of the class, renders work sheets unnecessary. At this point, the teacher would circulate and make sure that all the pupils were coping well.

E      It is remarkable that large, mixed-ability classes could be kept together for maths throughout all their compulsory schooling from 6 to 15. Teachers say that they give individual help at the end of a lesson or after school, setting extra work if necessary. In observed lessons, any strugglers would be assisted by the teacher or quietly seek help from their neighbour. Carefully fostered class identity makes pupils keen to help each other – anyway, it is in their interests since the class progresses together.

This scarcely seems adequate help to enable slow learners to keep up. However, the Japanese attitude towards education runs along the lines of ‘if you work hard enough, you can do almost anything’. Parents are kept closely informed of their children’s progress and will play a part in helping their children to keep up with class, sending them to ‘Juku’ (private evening tuition) if extra help is needed and encouraging them to work harder. It seems to work, at least for 95 per cent of the school population.

F       So what are the major contributing factors in the success of maths teaching? Clearly, attitudes are important. Education is valued greatly in Japanese culture; maths is recognised as an important compulsory subject throughout schooling; and the emphasis is on hard work coupled with a focus on accuracy. Other relevant points relate to the supportive attitude of a class towards slower pupils, the lack of competition within a class, and the positive emphasis on learning for oneself and improving one’s own standard. And the view of repetitively boring lessons and learning the facts by heart, which is sometimes quoted in relation to Japanese classes, may be unfair and unjustified. No poor maths lessons were observed. They were mainly good and one or two were inspirational.

 

Questions 1-4

Choose the correct letter, A, B, C or D.

Write the correct letter in boxes 1-4 on your answer sheet.

1           Maths textbooks in Japanese schools are

A cheap for pupils to buy.

B well organised and adapted to the needs of the pupils.

C written to be used in conjunction with TV programmes.

D not very popular with many Japanese teachers.

2           When a new maths topic is introduced,

A students answer questions on the board.

B students rely entirely on the textbook.

C it is carefully and patiently explained to the students.

D it is usual for students to use extra worksheets.

3           How do schools deal with students who experience difficulties?

A They are given appropriate supplementary tuition.

B They are encouraged to copy from other pupils.

C They are forced to explain their slow progress.

D They are placed in a mixed-ability class.

4           Why do Japanese students tend to achieve relatively high rates of success in maths?

A It is a compulsory subject in Japan.

B They are used to working without help from others.

C Much effort is made and correct answers are emphasised.

D There is a strong emphasis on repetitive learning.

 

ANSWER KEY

 

Q. ANSWER EXPLANATION
1 B – Phần C, câu thứ 03 và thứ 04:

+ “These textbooks are, on the whole, small, presumably inexpensive to produce, but well set out and logically developed.”

+ “…he  felt  this would make them more accessible to pupils brought up in a cartoon culture.”

2 C – Phần D, Đoạn 02, câu đầu: “After the homework has been discussed, the teacher explains the topic of the lesson, slowly and with a lot of repetition and    elaboration.”
3 A – Phần E, Đoạn 02, câu liền trước câu cuối:  “…sending them to ‘Juku’ (private evening tuition) if  extra  help is needed and encouraging them to work harder.”
4 C – Phần F, Đoạn 01, câu cuối: “Education is valued greatly in Japanese culture; maths is recognised as an important compulsory  subject throughout  schooling;  and  the   emphasis is on hard work coupled with a focus on   accuracy.”

 

Chúc các em có kết quả thi như ý!

IELTS Đa Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 815 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM (đoạn Việt Nam Quốc Tự, gần Kỳ Hoà)

Chi nhánh 1: 79 Nguyễn Oanh , phường 10 , Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline Phòng đào tạo: 028 73051619

Email: ieltsdaminh.phongdaotao@gmail.com

Website: ieltsdaminh.edu.vn

DMCA.com Protection Status

KHÓA HỌC IELTS

IELTS nền tảng

IELTS trung cấp

IELTS cường độ cao

IELTS nâng cao

IELTS cấp tốc định cư

IELTS cấp tốc du học

IELTS cấp tốc học sinh sinh viên

FANPAGE