CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “PICKING FROM A LIST” HIỆU QUẢ

LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE

CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “PICKING FROM A LIST” HIỆU QUẢ

Xem thêm:

Chiến lược làm bài dạng “MATCHING SENTENCE ENDINGS” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “TABLE COMPLETION” hiệu quả

1/ Mô tả dạng bài thi dạng “PICKING FROM A LIST”

– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi chi tiết (Detail/specific information)” 

– Bài thi đọc hiểu IELTS học thuật dạng “Chọn một số đáp án trong list cho sẵn” sẽ gồm một bài đoc chứa một số các đoạn văn và một hoặc một số câu hỏi mỗi câu sẽ yêu cầu chọn một số lựa chọn phù hợp (từ 02 lựa chọn trở lên) từ một list các options cho sẵn. Các options này có thể là các từ đơn, cụm từ, hoặc thậm chí là một mệnh đề. Người đọc được yêu cầu chọn lựa chọn thích hợp nhất là thông tin gắn liền với phần nội dung được nêu trong câu hỏi đề bài hoặc là nội dung trả lời cho câu hỏi đề bài.

– Đây là loại đề thi được đánh giá là dễ và đôi khi có độ khó trung bình tùy thuộc vào số lựa chọn và số từ vựng và thông tin chi tiết cần tương tác trong đề bài.

– Trong loại đề thi này, thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm và vị trí xuất hiện các đáp án trong bài đọc có thể KHÔNG được xắp xếp theo thứ tự tương đồng nhau.

 

2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng

– Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng hiểu rõ các nội dung chính trong câu hỏi và các ý chi tiết trong các phần lựa chọn trong mối tương quan với nội dung chính hoặc chi tiết được nêu trong bài đọc.

– Người đọc cần có kỹ năng xác định đúng các key words và hiểu rõ các nội dung chính của cả câu hỏi, các phần lựa chọn bên dưới và cả các ý chính tương quan trong bài đọc. Do đó khối lượng từ vựng và thông tin cần đọc hiểu sẽ tăng lên nhiều so với các loại câu hỏi khác.

– Đề thi thường tập trung vào các thông tin và dữ liệu chi tiết (facts and details) trong bài đọc.

 

3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “PICKING FROM A LIST” HIỆU QUẢ

– Đọc kỹ phần hướng dẫn trả lời và câu trả lời mẫu để có được đáp án đúng về cả nội dung và hình thức.

– Hãy tranh thủ thời gian xác định các key words trong câu hỏi vì thí sinh sẽ phải đọc khá nhiều so với các dạng còn lại, hãy gạch dưới hoặc khoanh tròn các key words là các từ chính trong cả phần câu hỏi, câu gốc gợi ý chưa hoàn chỉnh và trong các phần lựa chọn trong list.

– Trong khi đọc hãy xác định các chủ điểm nội dung của câu hỏi và các lựa chọn trong list cũng như các từ loại và ngữ pháp chính trong các lựa chọn này.

– Trong khi đọc bài đọc hiểu hãy áp dụng phương pháp loại bỏ các lựa chọn không phù hợp là các nội dung không hợp lý về bối cảnh hoặc bị loại bởi sự phủ định các key words trong câu hỏi và bài đọc.

– Chú ý các từ quan trọng như “all, only, or, each, every” và “and, both”.

– Phải chú ý vào các sự xác nhận hay phủ nhận thông tin trong bài đọc để quyết định chọn câu trả lời phù hợp.

– Viết ngay đáp án vào tờ trả lời và tiếp tục tiến đến câu kế tiếp.

 

4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “PICKING FROM A LIST” 

– Dù đây là loại câu hỏi dễ hoặc có độ khó trung bình, các lỗi sau đây có thể dẫn đến kết quả kém trong bài thi đọc hiểu IELTS học thuật dạng “Picking from a list”. 

  • Không xác định đúng các thông tin chính và key words trong câu hỏi và trong các lựa chọn dẫn đến việc scanning sai vị trí thông tin.
  • Cố gắng chọn các đáp án có chứa từ giống hệt như từ cho sẵn trong các lựa chọn.
  • Tiếp tục đắn đo cho câu vừa đọc làm mất nhiều thời gian thay vì ra quyết định nhanh chóng và chuyển sang câu mới.
  • Không bám vào các key words và thông tin chính cần đối chiếu mà dựa vào đọc – dịch nghĩa của tất cả các từ và thông tin.
  • Dù không xác định được rõ câu trả lời vẫn phải chọn đủ số đáp án không được để trống bất cứ câu trả lời nào. Việc chừa trống câu trả lời đồng nghĩa với cơ hội đúng 0%.

 

5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Picking from a list” và đáp án.
SIMULATION QUESTION:

The Nature of Genius

1/ There has always been ari interest in geniuses and prodigies. The word ‘genius’, from the Latin gens (= family) and the term ‘genius’, meaning ‘begetter’, comes from the early Roman cult of a divinity as the head of the family. In its earliest form, genius was concerned with the ability of the head of the family, the paterfamiliasto perpetuate himself. Gradually, genius came to represent a person’s characteristics and thence an individual’s highest attributes derived from his ‘genius’ or guiding spirit. Today, people still look to stars or genes, astrology or genetics, in the hope of finding the source of exceptional abilities or personal characteristics.

2/ The concept of genius and of gifts has become part of our folk culture, and attitudes are ambivalent towards them. We envy the gifted and mistrust them. In the mythology of giftedness, it is popularly believed that if people are talented in one area, they must be defective in another, that intellectuals are impractical, that prodigies burn too brightly too soon and burn out, that gifted people are eccentric, that they are physical weaklings, that there’s a thin line between genius and madness, that genius runs in families, that the gifted are so clever they don’t need special help, that giftedness is the same as having a high IQ, that some races are more intelligent or musical or mathematical than others, that genius goes unrecognised and unrewarded, that adversity makes men wise or that people with gifts have a responsibility to use them. Language has been enriched with such terms as ‘highbrow’, ‘egghead’, ‘blue-stocking’, ‘wiseacre’, ‘know-all’, ‘boffin’ and, for many, ‘intellectual’ is a term of denigration.

3/ The nineteenth century saw considerable interest in the nature of genius, and produced not a few studies of famous prodigies. Perhaps for us today, two of the most significant aspects of most of these studies of genius are the frequency with which early encouragement and teaching by parents and tutors had beneficial effects on the intellectual, artistic or musical development of the children but caused great difficulties of adjustment later in their lives, and the frequency with which abilities went unrecognised by teachers and schools. However, the difficulty with the evidence produced by these studies, fascinating as they are in collecting together anecdotes and apparent similarities and exceptions, is that they are not what we would today call norm-referenced. In other words, when, for instance, information is collated about early illnesses, methods of upbringing, schooling, etc., we must also take into account information from other historical sources about how common or exceptional these were at the time. For instance, infant mortality was high and life expectancy much shorter than today, home tutoring was common in the families of the nobility and wealthy, bullying and corporal punishment were common at the best independentschools and, for the most part, the cases studied were members of the privileged classes. It was only with the growth of paediatrics and psychology in the twentieth century that studies could be carried out on a more objective, if still not always very scientific, basis.

4/ Geniuses, however they are defined, are but the peaks which stand out through the mist of history and are visible to the particular observer from his or her particular vantage point. Change the observers and the vantage points, clear away some of the mist, and a different lot of peaks appear. Genius is a term we apply to those whom we recognise for their outstanding achievements and who stand near the end of the continuum of human abilities which reaches back through the mundane and mediocre to the incapable. There is still much truth in Dr Samuel Johnson’s observation, The true genius Is a mind of large general powers, accidentally determined to some particular direction’. We may disagree with the ‘general’, for we doubt if all musicians of genius could have become scientists of genius or vice versa, but there is no doubting the accidental determination which nurtured or triggered their gifts into those channels into which they have poured their powers so successfully. Along the continuum of abilities are hundreds of thousands of gifted men and women, boys and girls.

5/ What we appreciate, enjoy or marvel at in thè works of genius or the achievements of prodigies are the manifestations of skills or abilities which are similar to, but so much superior to, our own. But that their minds are not different from our own is demonstrated by the fact that the hard-won discoveries of scientists like Kepler or Einstein become the commonplace knowledge of schoolchildren and the once outrageous shapes and colours of an artist like Paul Klee so soon appear on the fabrics we wear. This does not minimise the supremacy of their achievements, which outstrip our own as the sub-four-minute milers outstrip our jogging.

6/ To think of geniuses and the gifted as having uniquely different brains is only reasonable If we accept that each human brain is uniquely different. The purpose of instruction is to make US even more different from one another, and in the process of being educated we can learn from the achievements of those more gifted than ourselves. But before we try to emulate geniuses or encourage our children to do so we should note that some of the things we learn from them may prove unpalatable. We may envy their achievements and fame, but we should also recognise the price they may have paid in terms of perseverance, single-mindedness, dedication, restrictions on their personal lives, the demands upon their energies and time, and how often they had to display great courage to preserve their integrity or to make their way to the top.

7/ Genius and giftedness are relative descriptive terms of no real substance. We may, at best, give them some precision by defining them and placing them in a context but, whatever we do, we should never delude ourselves into believing that gifted children or geniuses are different from the rest of humanity, save in the degree to which they have developed the performance of their abilities.

 

Questions 1-5

Choose FIVE letters, A-K.

Write the correct letters in boxes 1-5 on your answer sheet

NB Your answers may be given in any order.

Below are listed some popular beliefs about genius and giftedness.

Which FIVE of these beliefs are reported by the writer of the text?

A     Truly gifted people are talented in all areas.

B     The talents of geniuses are soon exhausted.

C     Gifted people should use their gifts.

D     A genius appears once in every generation.

E     Genius can be easily destroyed by discouragement.

F      Genius is inherited.

G     Gifted people are very hard to live with.

H     People never appreciate true genius.

I       Geniuses are natural leaders.

J      Gifted people develop their greatness through difficulties.

K     Genius will always reveal itself.

 

ANSWER KEY

 

Q. ANSWER EXPLANATION
1 B – Đoạn 02, câu thứ 03: “…that prodigies burn too brightly too soon and burn out…”.
2 C – Đoạn 02, cuối câu thứ 03: “…that people with gifts have a responsibility to use them.”
3 F – Đoạn 02, giữa câu thứ 03:  “…that genius runs in families…”.
4 H – Đoạn 2, gần cuối câu thứ 03: “…that genius goes unrecognised and  unrewarded…”.
5 J – Đoạn 2, cuối câu thứ 03: “…that adversity makes men wise…”.

 

Chúc các em có kết quả thi như ý!

IELTS Đa Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 815 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM (đoạn Việt Nam Quốc Tự, gần Kỳ Hoà)

Chi nhánh 1: 79 Nguyễn Oanh , phường 10 , Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline Phòng đào tạo: 028 73051619

Email: ieltsdaminh.phongdaotao@gmail.com

Website: ieltsdaminh.edu.vn

DMCA.com Protection Status

KHÓA HỌC IELTS

IELTS nền tảng

IELTS trung cấp

IELTS cường độ cao

IELTS nâng cao

IELTS cấp tốc định cư

IELTS cấp tốc du học

IELTS cấp tốc học sinh sinh viên

FANPAGE