CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “YES/ NO/ NOT GIVEN” HIỆU QUẢ

LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE

CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “YES/ NO/ NOT GIVEN” HIỆU QUẢ

Xem thêm:

Chiến lược làm bài dạng “SUMMARY COMPLETION” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “SUMMARY COMPLETION WITH CUE WORDS IN A BOX” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “LABELING THE DIAGRAMS” hiệu quả

1/ Mô tả dạng bài thi dạng “YES/ NO/ NOT GIVEN”

– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi ý tác giả (Writer’s viewpoint questions)”.

– Bài thi đọc hiểu IELTS học thuật dạng “Có/ Không/ Không đề cập” có độ khó trung bình và rất thường xuất hiện trong kỳ thi IELTS reading học thuật và được coi là 01 trong các dạng đề thi chủ lực không thể thiếu cho tất cả các bài thi đọc hiểu IELTS.

– Đề thi sẽ gồm một bài đoc chứa một số các đoạn văn và một số câu khẳng định chứa các nội dung cần được kiểm chứng trong bài đọc về tính xác thực như Có/ Không/ Không đề cập. Khác với dạng bài “True/ False/ Not given”, các nội dung cần xác thực ở đây chính là ý tưởng, quan điểm, niềm tin, nhận định của tác giả hơn là các sự thật và kiến thức thường thức khoa học đời sống. Người đọc được yêu cầu xác nhận Yes/ No/ Not given cho từng câu được nêu trong đề bài.

– Trong loại đề thi này, thứ tự câu hỏi được nêu và thứ tự các nội dung trả lời trong bài đọc sẽ được xắp xếp theo thứ tự tương đồng nhau.

 

2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng

  • Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng hiểu được ý tưởng, quan điểm, niềm tin, nhận định của người viết về vấn đề được nêu trong bài và khả năng so sánh đối chiếu thông tin nhằm đánh giá tính xác thực của các nội dung trong câu hỏi.

 

3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “YES/ NO/ NOT GIVEN” HIỆU QUẢ

* Phân biệt YES/ NO/ NOT GIVEN

+ Nếu nội dung mô tả quan điểm của tác giả trong các câu hỏi hoàn toàn được xác nhận bởi nội dung trong bài đọc, nghĩa là hoàn toàn phù hợp 100% về nội dung thì đáp án là YES.

+ Nếu nội dung mô tả quan điểm của tác giả trong các câu hỏi hoàn toàn bị phủ nhận bởi nội dung trong bài đọc, nghĩa là hoàn toàn trái ngược 100% về nội dung thì đáp án là NO.

+ Nếu nội dung mô tả quan điểm của tác giả trong các câu hỏi là không thể được xác nhận hoặc phủ nhận bởi nội dung trong bài đọc, nghĩa là không thể tìm được nội dung nào có tính xác nhận hoặc phủ nhận hoàn toàn 100% thì đáp án là NOT GIVEN.

– Đọc kỹ nội dung cần đánh giá trong câu hỏi, gạch dưới các từ mang ý nghĩa chính (là các key words trong câu hỏi) và phán đoán các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các từ có liên quan đến chúng trước khi đọc bài đọc.

– Áp dụng kỹ thuật đọc lướt tìm vị trí các key words trong bài đọc và đánh giá các từ có liên quan, đồng nghĩa, trái nghĩa của các key words này trong bài đọc nhằm quyết định sự xác nhận 100%, phủ nhận 100% hay không thể xác nhận hoặc phủ nhận được để chọn các đáp án như đã nêu trên.

– Đây là dạng bài đánh giá quan điểm, ý kiến, nhận định nên thí sinh cần nắm được nghĩa hàm ý của các nội dung trong bài ngoài nghĩa từ vựng trong từ điển.Cần chú ý các từ thể hiện quan điểm và các từ đặc biệt giúp xác nhận hay phủ nhận nội dung như:

+ Từ “not” hoặc các yếu tố phủ định trong động từ.

+ Các tiếp đầu ngữ chỉ sự phủ định: un_, im_, in_, il_, ir_, dis_, …

+ Các trạng ngữ chỉ tần suất : always, never, rarely, barely, hardly…

+ Các từ chỉ khả năng xảy ra như các động từ khiếm khuyết can, could, may, might… , các từ unlikely, likely, possiply…

+ Các từ chỉ lượng như only, unique, all, each, every, none of, most, majority, minority …

+ Các yếu tố chỉ nguyên nhân và kết quả: because, because of, due to, cause, result in, lead to, …

– Viết ngay đáp án vào tờ trả lời và tiến đến câu kế tiếp.

 

4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “YES/ NO/ NOT GIVEN” 

– Dù đây là dạng bài thi đọc hiểu IELTS chỉ có độ khó trung bình nhưng các sai sót có thể xảy ra làm cho thí sinh chọn sai hoặc tiêu tốn quá nhiều thời gian như:

  • Trả lời YES/ NO/ NOT GIVEN dựa vào các từ trong bài đọc giống hệt như từ vựng trong các câu hỏi: thí sinh cần biết rằng các câu hỏi và nội dung đáp án trong bài đọc có mối quan hệ paraphrasing hơn là việc lặp lại cùng một từ vựng cụ thể. Do đó việc chọn 01 đáp án dựa vào từ giống hệt từ trong câu hỏi sẽ có tỷ lệ sai rất cao.
  • Không tập trung xác nhận quan điểm tác giả mà quyết định đáp án dựa vào nội dung là một thông tin chi tiết trong đoạn.
  • Mất quá nhiều thời gian đọc kỹ từng từ và thông tin chi tiết trong đoạn thay vì chỉ đọc lướt xác định vị trí các key words và từ liên quan đến nội dung trả lời.

 

5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Yes/ No/ Not Given” và đáp án.

 

SIMULATION QUESTION:

HOW DOES THE BIOLOGICAL CLOCK TICK?

 

A   Our life span is restricted. Everyone accepts this as ‘biologically’ obvious. ‘Nothing lives for ever!’ However, in this statement we think of artificially produced, technical objects, products which are subjected to natural wear and tear during use. This leads to the result that at some time or other the object stops working and is unusable (‘death’ in the biological sense). But are the wear and tear and loss of function of technical objects and the death of living organisms really similar or comparable?

B   Our ‘dead’ products are ‘static’, closed systems. It is always the basic material which constitutes the object and which, in the natural course of things, is worn down and becomes ‘older’. Ageing in this case must occur according to the laws of physical chemistry and of thermodynamics. Although the same law holds for a living organism, the result of this law is not inexorable in the same way. At least as long as a biological system has the ability to renew itself it could actually become older without ageing; an organism is an open, dynamic system through which new material continuously flows. Destruction of old material and formation of new material are thus in permanent dynamic equilibrium. The material of which the organism is formed changes continuously. Thus our bodies continuously exchange old substance for new, just like a spring which more or less maintains its form and movement, but in which the water molecules are always different.

C   Thus ageing and death should not be seen as inevitable, particularly as the organism possesses many mechanisms for repair. It is not, in principle, necessary for a biological system to age and die. Nevertheless, a restricted life span, ageing, and then death are basic characteristics of life. The reason for this is easy to recognise: in nature, the existent organisms either adapt or are regularly replaced by new types. Because of changes in the genetic material (mutations) these have new characteristics and in the course of their individual lives they are tested for optimal or better adaptation to the environmental conditions. Immortality would disturb this system – it needs room for new and better life. This is the basic problem of evolution.

D   Every organism has a life span which is highly characteristic. There are striking differences in life span between different species, but within one species the parameter is relatively constant. For example, the average duration of human life has hardly changed in thousands of years. Although more and more people attain an advanced age as a result of developments in medical care and better nutrition, the characteristic upper limit for most remains 80 years. A further argument against the simple wear and tear theory is the observation that the time within which organisms age lies between a few days (even a few hours for unicellular organisms) and several thousand years, as with mammoth trees.

E   If a life span is a genetically determined biological characteristic, it is logically necessary to propose the existence of an internal clock, which in some way measures and controls the ageing process and which finally determines death as the last step in a fixed programme. Like the life span, the metabolic rate has for different organisms a fixed mathematical relationship to the body mass. In comparison to the life span this relationship is ‘inverted’: the larger the organism the lower its metabolic rate. Again this relationship is valid not only for birds, but also, similarly on average within the systematic unit, for all other organisms (plants, animals, unicellular organisms).

F   Animals which behave ‘frugally’ with energy become particularly old, for example, crocodiles and tortoises. Parrots and birds of prey are often held chained up. Thus they are not able to ‘experience life’ and so they attain a high life span in captivity. Animals which save energy by hibernation or lethargy (e.g. bats or hedgehogs) live much longer than those which are always active. The metabolic rate of mice can be reduced by a very low consumption of food (hunger diet). They then may live twice as long as their well fed comrades. Women become distinctly (about 10 per cent) older than men. If you examine the metabolic rates of the two sexes you establish that the higher male metabolic rate roughly accounts for the lower male life span. That means that they live life ‘energetically’ – more intensively, but not for as long.

G   It follows from the above that sparing use of energy reserves should tend to extend life. Extreme high performance sports may lead to optimal cardiovascular performance, but they quite certainly do not prolong life. Relaxation lowers metabolic rate, as does adequate sleep and in general an equable and balanced personality. Each of us can develop his or her own ‘energy saving programme’ with a little self-observation, critical self-control and, above all, logical consistency. Experience will show that to live in this way not only increases the life span but is also very healthy. This final aspect should not be forgotten.

 

Questions 1-4

Do the following statements agree with the views of the writer in Reading Passage?

In boxes 1-4 on your answer sheet, write

YES                  if the statement agrees with the views of the writer

NO                   if the statement contradicts the views of the writer

NOT GIVEN   if it is impossible to say what the writer thinks about this

1       The wear and tear theory applies to both artificial objects and biological systems.

2       In principle, it is possible for a biological system to become older without ageing.

3       Within seven years, about 90 per cent of a human body is replaced as new.

4       Conserving energy may help to extend a human’s life.

 

ANSWER KEY

 

Q. ANSWER EXPLANATION
1 NO – Đoạn A, câu cuối cùng: “But are the wear and tear and loss  of  function  of  technical  objects and the death of living organisms really similar or comparable?”
2 YES – Đoạn B, câu thứ 05: “At least as long as a biological system has the ability to renew itself it could actually become older without ageing; an organism is an open, dynamic system through  which new material continuously  flows.”
3 NOT GIVEN  
4 YES – Đoạn 2, gần cuối câu thứ 03: “It follows from the above that sparing use  of energy reserves should  tend to extend life.”

 

Chúc các em có kết quả thi như ý!

IELTS Đa Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 815 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM (đoạn Việt Nam Quốc Tự, gần Kỳ Hoà)

Chi nhánh 1: 79 Nguyễn Oanh , phường 10 , Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline Phòng đào tạo: 028 73051619

Email: ieltsdaminh.phongdaotao@gmail.com

Website: ieltsdaminh.edu.vn

DMCA.com Protection Status

KHÓA HỌC IELTS

IELTS nền tảng

IELTS trung cấp

IELTS cường độ cao

IELTS nâng cao

IELTS cấp tốc định cư

IELTS cấp tốc du học

IELTS cấp tốc học sinh sinh viên

FANPAGE