CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MATCHING INFORMATION” HIỆU QUẢ

LUYỆN THI IELTS READING ACADEMIC MODULE

CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI DẠNG “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS” HIỆU QUẢ

Xem thêm:

Chiến lược làm bài dạng “TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “CLASSIFICATION QUESTIONS” hiệu quả

Chiến lược làm bài dạng “PARAGRAPH SELECTION CONTAINING SPECIFIC INFORMATION” hiệu quả

1/ Mô tả dạng bài thi dạng “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS”

– Dạng bài này thuộc “Nhóm câu hỏi chi tiết (Detail/specific information)”.

-Bài thi đọc hiểu IELTS dạng “Ghép các thông tin như Tên riêng/ Đối tượng cụ thể/ hoặc các cụm diễn đạt” rất thường xuất hiện trong bài thi đọc hiểu IELTS học thuật và được coi là 01 trong các dạng đề thi chủ lực không thể thiếu cho tất cả các bài thi đọc hiểu IELTS. Đây là loại câu hỏi có độ khó từ mức trung bình đến khá khó vì đòi hỏi khả năng hiểu rõ các thông tin chi tiết trong bài đọc cùng với việc đối chiếu các thông tin này với các chi tiết cần ghép lại với nhau nhằm chọn được các mẫu thông tin khớp với nhau nhất.

– Đề thi thường sẽ gồm một số câu khẳng định hoặc các câu phát biểu chứa các nội dung hoặc sự mô tả chi tiết rút ra từ bài đọc và một loạt lựa chọn kèm theo là tên riêng của người nêu ra các thông tin chi tiết này hoặc đối tượng được mô tả. Số lượng các tên riêng hoặc đối tượng được lựa chọn có thể ít hơn, bằng hoặc nhiều hơn số câu cần trả lời. Người đọc được yêu cầu điền mẫu tự (A, B, C, D…) đại diện cho các tên riêng hoặc đối tượng phù hợp với phần thôn gtin chi tiết trong các câu khẳng định ở đề bài vào tờ trả lời.

– Đôi khi một tên riêng hoặc một đối tượng cần lựa chọn trong list sẽ có nhiều hơn một đáp án.

– Trong loại đề thi này, thứ tự câu hỏi và thứ tự các câu trả lời xuất hiện trong bài đọc sẽ không được xắp xếp theo thứ tự tương đồng nhau.

 

2/ Mục tiêu kiểm tra về kiến thức và kỹ năng

– Dạng bài này nhằm kiểm tra khả năng hiểu rõ nội dung chi tiết trong các câu khẳng định hoặc các câu phát biểu trong đề bài cùng với việc xác nhận được các nội dung và mô tả chi tiết này thuộc về tên riêng hoặc đối tượng nào trong list thông qua việc đọc hiểu các thông tin tương ứng trong bài đọc. Đề thi thường tập trung vào các thông tin và dữ liệu chi tiết (facts and details) trong bài đọc, đôi khi cũng có thể là ý kiến, nhận định của người viết (opinions).

– Thí sinh cần có kỹ năng xác định đúng các key words trong các câu mô tả chi tiết hoặc câu phát biểu ở đề bài, tìm được chúng trong bài đọc và các từ có liên quan với các key words này giúp xác định đúng mạch thông tin trong bài đọc để ghép chúng với đối tượng liên quan.

 

3/ Chiến lược làm bài thi IELTS Reading Học thuật dạng “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS” HIỆU QUẢ

– Đọc kỹ các câu mô tả chi tiết trong đề bài và xác định các key words cần tìm trong bài đọc. Cần gạch dưới hoặc khoanh tròn các từ chính để dễ tập trung hơn trong quá trình đối chiếu thông tin với bài đọc.

– Khi tiến hành đọc bài đọc có một mẹo tiết kiệm thời gian như sau:

+ Nếu số lượng tên riêng hoặc đối tượng cần lựa chọn ít hơn hoặc bằng số câu mô tả chi tiết hoặc câu phát biểu trong đề bài: hãy tìm vị trí của các tên riêng hoặc đối tượng cần chọn lựa trước (scan bài đọc tìm vị trí các tên riêng và đối tượng chọn lựa này), rồi đọc xung quanh vị trí của chúng để xác định các từ và ý chính liên quan đến chúng.

+ So sánh và đối chiếu các từ này với các key words trong các câu mô tả chi tiết hoặc câu phát biểu đề cho sẵn để chọn đáp án phù hợp.

+ Nếu số lượng tên riêng hoặc đối tượng cần lựa chọn nhiều hơn số câu mô tả chi tiết hoặc câu phát biểu trong đề bài: hãy tìm vị trí của các key words trong các câu này trước (scan bài đọc tìm vị trí các key words trong câu này), rồi đọc các từ chính và thông tin xung quanh vị trí của chúng để xác định các tên riêng hoặc đối tượng cần lựa chọn có liên quan.

+ Trước khi đọc bài, cần dự đoán trước một số từ đồng nghĩa và ý tưởng diễn đạt có liên quan đến các key words trong các câu mô tả chi tiết hoặc phát biểu này để qua trình scanning được dễ dàng và tập trung hơn.

– Viết ngay câu trả lời vào quyển đề thi.

 

4/ Các lưu ý đặc biệt cho dạng bài thi IELTS Academic Reading “MATCHING INFORMATION –NAMES/ OBJECTS AND EXPRESSIONS” 

– Vì đây là loại câu hỏi khó, các sai sót do thiếu cẩn trọng và sai quy trình làm bài vẫn xảy ra làm cho thí sinh mất điểm như:

  • Mất quá nhiều thời gian cho việc đọc hiểu các câu đề bài cho sẵn và cố gắng đọc hiểu tất cả các thông tin chi tiết trong bài đọc thay vì chỉ cần xác định các key words của chúng và tìm vị trí xuất hiện của các key words này.
  • Đọc và dịch tất cả thông tin thay vì chỉ đọc lướt tìm key words và các từ có liên quan.

 

5/ Luyện tập dạng bài đọc hiểu IELTS academic “Matching information –names/ objects and expressions” và đáp án.
SIMULATION QUESTION:

 

Young children’s sense of identity

A     A sense of self develops in young children by degrees. The process can usefully be thought of in terms of the gradual emergence of two somewhat separate features: the self as a subject, and the self as an object. William James introduced the distinction in 1892, and contemporaries of his, such as Charles Cooley, added to the developing debate. Ever since then psychologists have continued building on the theory.

B     According to James, a child’s first step on the road to self-understanding can be seen as the recognition that he or she exists. This is an aspect of the self that he labelled ‘self-as-subject’, and he gave it various elements. These included an awareness of one’s own agency (i.e. one’s power to act), and an awareness of one’s distinctiveness from other people. These features gradually emerge as infants explore their world and interact with caregivers. Cooley (1902) suggested that a sense of the self-as-subject was primarily concerned with being able to exercise power. He proposed that the earliest examples of this are an infant’s attempts to control physical objects, such as toys or his or her own limbs. This is followed by attempts to affect the behaviour of other people. For example, infants learn that when they cry or smile someone responds to them.

C     Another powerful source of information for infants about the effects they can have on the world around them is provided when others mimic them. Many parents spend a lot of time, particularly in the early months, copying their infant’s vocalizations and expressions. In addition, young children enjoy looking in mirrors, where the movements they can see are dependent upon their own movements. This is not to say that infants recognize the reflection as their own image (a later development). However, Lewis and Brooks-Gunn (1979) suggest that infants’ developing understanding that the movements they see in the mirror are contingent on their own, leads to a growing awareness that they are distinct from other people. This is because they, and only they, can change the reflection in the mirror.

D     This understanding that children gain of themselves as active agents continues to develop in their attempts to co-operate with others in play. Dunn (1988) points out that it is in such day-to-day relationships and interactions that the child’s understanding of his- or herself emerges. Empirical investigations of the self-as- subject in young children are, however, rather scarce because of difficulties of communication: even if young infants can reflect on their experience, they certainly cannot express this aspect of the self directly.

E     Once children have acquired a certain level of self-awareness, they begin to place themselves in a whole series of categories, which together play such an important part in defining them uniquely as ‘themselves’. This second step in the development of a full sense of self is what James called the ‘self-as-object’. This has been seen by many to be the aspect of the self which is most influenced by social elements, since it is made up of social roles (such as student, brother, colleague) and characteristics which derive their meaning from comparison or interaction with other people (such as trustworthiness, shyness, sporting ability).

F      Cooley and other researchers suggested a close connection between a person’s own understanding of their identity and other people’s understanding of it. Cooley believed that people build up their sense of identity from the reactions of others to them, and from the view they believe others have of them. He called the self- as-object the ‘looking-glass self’, since people come to see themselves as they are reflected in others. Mead (1934) went even further, and saw the self and the social world as inextricably bound together: ‘The self is essentially a social structure, and it arises in social experience … it is impossible to conceive of a self arising outside of social experience.’

G     Lewis and Brooks-Gunn argued that an important developmental milestone is reached when children become able to recognize themselves visually without the support of seeing contingent movement. This recognition occurs around their second birthday. In one experiment, Lewis and Brooks-Gunn (1979) dabbed some red powder on the noses of children who were playing in front of a mirror, and then observed how often they touched their noses. The psychologists reasoned that if the children knew what they usually looked like, they would be surprised by the unusual red mark and would start touching it. On the other hand, they found that children of 15 to 18 months are generally not able to recognize themselves unless other cues such as movement are present.

H     Finally, perhaps the most graphic expressions of self-awareness in general can be seen in the displays of rage which are most common from 18 months to 3 years of age. In a longitudinal study of groups of three or four children, Bronson (1975) found that the intensity of the frustration and anger in their disagreements increased sharply between the ages of 1 and 2 years. Often, the children’s disagreements involved a struggle over a toy that none of them had played with before or after the tug-of-war: the children seemed to be disputing ownership rather than wanting to play with it. Although it may be less marked in other societies, the link between the sense of ‘self’ and of ‘ownership’ is a notable feature of childhood in Western societies.

 

Questions 1-4

Look at the following findings (Questions 1-4) and the list of researchers below. Match each finding with the correct researcher or researchers, A-E.

Write the correct letter, A-E, in boxes 1-4 on your answer sheet.

A sense of identity can never be formed without relationships with other people.

2 A child’s awareness of self is related to a sense of mastery over things and people.

3 At a certain age, children’s sense of identity leads to aggressive behaviour.

4 Observing their own reflection contributes to children’s self

 

List of Researchers

James

Cooley

Lewis and Brooks-Gunn

Mead

Bronson

 

 

ANSWER KEY

 

Q. ANSWER EXPLANATION
1 D – Đoạn F, câu cuối: “Mead (1934) went  even further, and  saw the self  and the social  world   as inextricably bound together: “The self is essentially a social structure, and it arises in social  experience   …   it   is  impossible  to   conceive  of   a   self   arising   outside   of social experience.”
2 B – Đoạn B, câu 05: “Cooley (1902) suggested that a sense of the self-as-subject  was  primarily concerned with being able to exercise power.”
3 E – Đoạn H, câu đầu tiên, phần sau:  “Bronson (1975) found that the intensity of the frustration and anger in their disagreements increased sharply between the ages of 1 and 2 years.”
4 C – Đoạn C, câu liền trước câu cuối: “However, Lewis and Brooks-Gunn (1979) suggest that  infants’ developing understanding that the movements they see in the mirror are contingent on their own, leads to a growing awareness that they are distinct from other people.”

 

Chúc các em có kết quả thi như ý!

IELTS Đa Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

logo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 815 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM (đoạn Việt Nam Quốc Tự, gần Kỳ Hoà)

Chi nhánh 1: 79 Nguyễn Oanh , phường 10 , Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline Phòng đào tạo: 028 73051619

Email: ieltsdaminh.phongdaotao@gmail.com

Website: ieltsdaminh.edu.vn

DMCA.com Protection Status

KHÓA HỌC IELTS

IELTS nền tảng

IELTS trung cấp

IELTS cường độ cao

IELTS nâng cao

IELTS cấp tốc định cư

IELTS cấp tốc du học

IELTS cấp tốc học sinh sinh viên

FANPAGE